Gợi ý 2 cách vệ sinh nệm lò xo tại nhà đơn giản, đúng chuẩn

Cách vệ sinh nệm lò xo

Vệ sinh nệm lò xo là công việc cần thiết để duy trì sự sạch sẽ và độ bền của sản phẩm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh nệm lò xo đúng cách, tránh làm hỏng cấu trúc của nệm. 

Trong bài viết này, Amando sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh nệm lò xo tại nhà một cách đơn giản nhưng hiệu quả, giúp nệm luôn mới và giữ được độ bền lâu dài.

1. Vì sao việc vệ sinh nệm lò xo là cần thiết?

Do đặc thù khí hậu nhiệt đới ẩm của Việt Nam, nệm dễ bị ẩm ướt và làm tăng khả năng phát triển của nấm mốc, vi khuẩn và bụi bẩn. Chính vì vậy nếu không vệ sinh nệm lò xo thường xuyên, các tác nhân gây hại này có thể tích tụ theo thời gian, làm giảm chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Việc vệ sinh nệm lò xo định kỳ không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, tế bào chết mà còn hạn chế sự xuất hiện của mạt bụi nhà – một trong những nguyên nhân phổ biến gây dị ứng, viêm da và bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, nệm lò xo sử dụng lâu ngày có thể tích tụ mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng đến cảm giác thư giãn khi ngủ.

Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng và vệ sinh nệm lò xo đúng cách còn giúp kéo dài tuổi thọ của nệm, duy trì độ đàn hồi của lò xo và hạn chế tình trạng xẹp lún không đều. Khi bề mặt nệm nằm sạch sẽ và thông thoáng, giấc ngủ cũng sẽ trở nên chất lượng hơn, giúp cơ thể được thư giãn tối ưu.

Duy trì thói quen vệ sinh nệm lò xo định kỳ không chỉ giúp không gian ngủ luôn sạch sẽ, mà còn đảm bảo sức khỏe lâu dài cho cả gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi, trẻ em và những ai có hệ miễn dịch nhạy cảm, đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho cả gia đình trong suốt quá trình sử dụng.

2. Hướng dẫn cách vệ sinh nệm lò xo hiệu quả

2.1 Vệ sinh vùng vết bẩn trên nệm

2.1.1 Chuẩn bị dụng cụ làm sạch nệm lò xo

Để quá trình vệ sinh nệm lò xo diễn ra hiệu quả, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết sau:

  • Máy hút bụi
  • Bột giặt, chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc nước rửa chén để xử lý vết bẩn
  • Baking soda
  • Bàn chải
  • Khăn lau
  • Nước sạch

2.1.2 Tháo chăn ga, vỏ bọc nệm lò xo

Khi đã sẵn sàng dụng cụ để vệ sinh nệm lò xo, bước tiếp theo là tháo chăn ga và vỏ bọc nệm để giặt sạch. Bạn có thể chọn giặt bằng tay hoặc sử dụng máy giặt, tùy theo điều kiện và chất liệu. Đặc biệt, nên giặt bằng nước nóng để loại bỏ hiệu quả vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ lâu ngày trên bề mặt.

2.1.3 Hút bụi làm sạch nệm lò xo

Sau khi tháo chăn ga và vỏ bọc nệm, hãy sử dụng máy hút bụi để làm sạch toàn bộ bề mặt nệm. Đảm bảo hút sạch các bụi bẩn rơi vãi trên nệm cũng như những hạt bụi nằm sâu trong các khe hở, góc khuất và đường nối. Việc này giúp loại bỏ triệt để bụi bẩn, mang lại bề mặt nệm sạch sẽ hơn.

Hút bụi bề mặt nệm
Hút bụi bề mặt nệm

2.1.4 Xử lý vết bẩn trên nệm lò xo

Ở bước vệ sinh nệm lò xo này, bạn cần tập trung làm sạch các vết bẩn trên nệm lò xo. Lưu ý không nên ngâm nệm hay đổ trực tiếp nước và dung dịch tẩy rửa lên bề mặt, vì điều này có thể làm hỏng nệm. Hãy sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng được chuẩn bị từ trước để làm sạch hiệu quả.

Nếu vết bẩn chỉ tập trung ở một khu vực nhất định, nguyên nhân có thể do trẻ nhỏ tè dầm, thức ăn bị đổ, hoặc các vết bẩn sinh học như mồ hôi, máu, nước màu.

  • Cách 1:
    1. Khuấy một ít bột giặt vào nước để tạo dung dịch.
    2. Dùng bông thấm dung dịch và tẩm lên vùng bị bẩn.
    3. Sử dụng bàn chải chà nhẹ cho đến khi vết bẩn được loại bỏ hoàn toàn.
  • Cách 2:
    1. Xịt một ít chất tẩy rửa lên khăn vải trắng.
    2. Dùng khăn lau nhẹ lên vết bẩn.
    3. Sau đó, lấy một miếng khăn sạch khác thấm nước và tiếp tục lau nhẹ nhàng cho đến khi vết bẩn được làm sạch hoàn toàn.

2.1.5 Rắc bột baking soda để vệ sinh nệm lò xo

Sau khi đã xử lý các vết bẩn, bạn có thể sử dụng baking soda để khử mùi hôi và làm sạch sâu cho nệm.

Sử dụng baking soda
Sử dụng baking soda

Baking soda là nguyên liệu dễ tìm trong gian bếp, với đặc tính nổi bật là khả năng khử mùi và làm sạch hiệu quả. Rắc một lượng lớn baking soda đều lên bề mặt nệm, để nguyên trong vài giờ hoặc lâu hơn nếu có thể. Trong thời gian này, baking soda sẽ hấp thụ hơi ẩm, phân hủy các axit và loại bỏ hoàn toàn mùi hôi còn sót lại, giúp nệm sạch sẽ và thơm tho hơn.

2.1.6 Vệ sinh vỏ bọc bảo vệ nệm lò xo

Vỏ bọc nệm thường được làm từ những chất liệu bền chắc, nhưng vì là lớp bảo vệ trực tiếp cho ruột nệm, chúng dễ hấp thụ nhiều loại bụi bẩn khác nhau. Để làm sạch vỏ nệm một cách hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Xử lý bụi bẩn: Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể giũ mạnh vỏ nệm để loại bỏ bụi. Hãy chú ý làm sạch cả hai mặt của vỏ nệm.
  • Xử lý vết bẩn cứng đầu: Đối với những vết bẩn lâu ngày khó giặt, thoa một lượng nhỏ nước giặt trực tiếp lên vết bẩn. Sau đó, dùng tay vò nhẹ để vết bẩn bong ra dễ dàng hơn.
  • Giặt sạch hoàn toàn: Cuối cùng, cho vỏ nệm vào máy giặt và giặt theo chế độ thông thường để hoàn tất quá trình vệ sinh.

2.2 Vệ sinh tổng thể – Giặt nệm lò xo

2.2.1 Giặt vỏ bọc nệm lò xo

Để vệ sinh nệm lò xo, đầu tiên bạn cần tháo vỏ nệm ra khỏi ruột nệm. Sau đó, giặt vỏ nệm bằng nước nóng pha loãng với bột giặt. Nếu vỏ nệm có vết bẩn lâu ngày, bạn có thể dùng chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc baking soda để xử lý các vết ố màu, giúp làm sạch nhanh chóng.

Lưu ý, khi dùng baking soda, chỉ nên rắc lên vùng có vết bẩn, tránh để lan ra các khu vực khác vì chất này có thể làm phai màu vỏ nệm.

2.2.2 Vệ sinh bề mặt nệm lò xo

Ở bước vệ sinh nệm lò xo này, khi về sinh nệm lò xo bạn cần sử dụng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn còn lại trên bề mặt nệm, đặc biệt là ở các khe rãnh. Vì nệm tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, mồ hôi và bụi bẩn trong không khí có thể tích tụ và gây khó khăn trong việc làm sạch. Hãy đảm bảo vệ sinh bề mặt nệm thật kỹ để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Sử dụng hút bụi loại bỏ bụi bẩn trên mặt nệm
Sử dụng hút bụi loại bỏ bụi bẩn trên mặt nệm

Để xử lý vết bẩn và mùi hôi khi giặt nệm tại nhà, bạn có thể tham khảo bước 1.4 để làm sạch hiệu quả. Lưu ý không nên rắc bột tẩy trực tiếp lên bề mặt nệm hay đổ nước vào, vì cách này có thể khiến bụi bẩn và chất giặt tẩy bám vào các kẽ hở của nệm.

2.2.3 Phơi khô ruột nệm

Sau khi làm sạch vỏ nệm, bạn cần phơi ruột nệm ở nơi khô ráo và thoáng mát. Hãy tránh ánh nắng trực tiếp vì ánh sáng mạnh có thể làm hỏng cấu trúc nệm và lớp mút bên trong. Bạn có thể chọn nơi có gió hoặc dưới hiên nhà để phơi.

Nếu nệm quá nặng và không thể di chuyển ra ngoài, bạn có thể sử dụng máy sấy hoặc quạt để làm khô ruột nệm, giúp hạn chế vi khuẩn phát triển và bảo vệ sức khỏe.

3. Mẹo khử mùi nhanh cho nệm lò xo

Sau một thời gian sử dụng, nệm không tránh khỏi việc bị ám mùi do mồ hôi hoặc dính bẩn. Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp bạn khử mùi và vệ sinh nệm lò xo hiệu quả:

3.1 Sử dụng cồn hoặc giấm để khử mùi

Bạn chỉ cần dùng một chiếc khăn mềm thấm cồn hoặc giấm, sau đó lau đều bề mặt nệm. Chờ khoảng 5 – 10 phút để mùi cồn bay hết, rồi sử dụng quạt gió để làm khô nhanh chóng. Phương pháp này giúp loại bỏ mùi hôi hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn.

Sử dụng cồn hoặc giấm để làm sạch nệm
Sử dụng cồn hoặc giấm để làm sạch nệm

3.2 Sử dụng baking soda

Baking soda là một nguyên liệu tuyệt vời để làm sạch nệm. Rắc một lớp mỏng bột baking soda lên những khu vực cần làm sạch. Sau khoảng 30 phút, khi bột đã hút hết mùi và vết bẩn, bạn có thể dùng khăn ẩm, chổi hoặc máy hút bụi để làm sạch bột. Bạn có thể lặp lại nhiều lần cho đến khi thấy kết quả hài lòng.

3.3 Sử dụng phấn rôm

Phấn rôm cũng là một cách hiệu quả để khử mùi nệm. Tương tự như baking soda, bạn chỉ cần rắc phấn rôm lên những vùng ẩm ướt hoặc có mùi, đợi vài phút rồi dùng máy hút bụi hoặc chổi để làm sạch. Tiến hành nhiều lần cho đến khi không còn mùi hôi khó chịu.

Sử dụng phấn rôm để làm sạch nệm
Sử dụng phấn rôm để làm sạch nệm

4. Cách bảo quản và giữ nệm lò xo luôn sạch

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn bảo quản và giữ cho nệm luôn sạch sẽ và bền đẹp theo thời gian:

  • Ổn định vị trí và đặt đệm đúng cách: Đảm bảo đệm được đặt trên bề mặt phẳng và chắc chắn, tránh để nghiêng hoặc méo mó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và độ bền của nệm.
  • Bảo quản đệm bằng ga chống thấm: Sử dụng ga chống thấm để bảo vệ bề mặt nệm khỏi bụi bẩn, mồ hôi, và các chất lỏng đổ tràn. Điều này giúp duy trì nệm luôn sạch và dễ dàng vệ sinh.
  • Hạn chế nhún nhảy và tác động lực mạnh lên nệm: Tránh nhảy nhót hoặc đặt vật nặng lên nệm, vì điều này có thể làm hỏng hệ thống lò xo và giảm tuổi thọ của đệm.
  • Vệ sinh nệm lò xo định kỳ 1 lần/tuần: Thường xuyên hút bụi, làm sạch ga trải giường và kiểm tra nệm để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Định kỳ vệ sinh sẽ giữ cho đệm luôn sạch sẽ và thơm tho.

5. Dịch vụ vệ sinh nệm lò xo tại nhà của Vua Nệm

Hiện nay, Vua Nệm- nhà phân phối của Amando đang cung cấp dịch vụ vệ sinh nệm chuyên sâu tại nhà với quy trình 6 bước, áp dụng cho các loại nệm foam, cao su, lò xo và bông ép với quy trình gồm 6 bước:

  • Bước 1: Khảo sát và kiểm tra tình trạng của nệm, đồng thời dọn dẹp khu vực xung quanh để bảo vệ các đồ vật không bị ảnh hưởng trong quá trình vệ sinh.
  • Bước 2: Hút sạch toàn bộ bụi bẩn và mảnh vụn trên bề mặt nệm.
  • Bước 3: Phun dung dịch giặt nệm chuyên dụng lên toàn bộ bề mặt, giúp làm mềm và dễ dàng loại bỏ các vết bẩn.
  • Bước 4: Sử dụng máy chà chuyên dụng để chà nệm, chú trọng vào việc xử lý các vết bẩn cứng đầu. Nếu cần thiết, dung dịch sẽ được pha thêm và tiến hành chà lại nhiều lần.
  • Bước 5: Dùng máy hút chuyên dụng để hút sạch hoàn toàn dung dịch tẩy rửa và chất bẩn đã được đánh tan. Quá trình này còn giúp loại bỏ nấm mốc và khử khuẩn toàn diện trên bề mặt nệm. Các khu vực có vết bẩn khó xử lý sẽ được lặp lại quy trình này để đảm bảo hiệu quả.
  • Bước 6: Sau khi vệ sinh, nệm và các đồ vật xung quanh sẽ được sắp xếp lại đúng vị trí ban đầu, và khu vực sàn nhà sẽ được lau dọn sạch sẽ, hoàn thiện dịch vụ.

Với dịch vụ vệ sinh nệm lò xo chuyên sâu này, Vua Nệm mang đến giải pháp làm sạch hiệu quả, đảm bảo loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc tối đa trên bề mặt nệm. Quy trình 6 bước kết hợp với các thiết bị chuyên dụng giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng vệ sinh nệm lò xo, đồng thời bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.

Bài viết trên đây của Amando đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quy trình giặt, vệ sinh nệm lò xo tại nhà một cách đơn giản và hiệu quả. Việc tự làm sạch nệm sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí cho dịch vụ giặt nệm ngoài.

Lời khuyên từ Amando là bạn nên thực hiện việc vệ sinh nệm lò xo định kỳ, thông thường là một lần mỗi năm, để bảo vệ nệm và sức khỏe của gia đình, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ cho chiếc nệm yêu quý của bạn.

5/5 - (1 bình chọn)